Bạn đang tìm kiếm nước làm mát phù hợp cho chiếc ô tô của mình? Nước làm mát là sản phẩm không thể thiếu trong suốt quá trình vận hành làm việc của loại động cơ làm mát bằng chất lỏng. Lựa chọn dung dịch làm mát phù hợp là rất quan trọng để bảo vệ động cơ ô tô và đảm bảo hoạt động hiệu quả của hệ thống làm mát.
Hãy cùng BlueOne.vn tìm hiểu phân loại dung dịch làm mát động cơ ô tô và những điều cần biết khi sử dụng sản phẩm nhé!
Vì sao cần sử dụng dung dịch làm mát động cơ ô tô?
Chúng ta cần hiểu một cách dễ hiểu như sau. Động cơ ô tô hoạt động bằng cách đốt nhiên liệu trong buồng đốt để tạo ra năng lượng quá trình này sản sinh nhiệt lượng rất lớn. Lúc này hệ thống làm mát trên động cơ hoạt động để duy trì nhiệt độ ổn định và không để xảy ra tình trạng quá nhiệt, nước làm mát đóng vai trò truyền dẫn nhiệt từ động cơ đến bộ phận giải nhiệt. Khi sử dụng nước làm mát có chất lượng kém có thể gây ra hiện tượng quá nhiệt và gây ra các sự cố động cơ.
Vì vậy các dung dịch làm mát động cơ ô tô được sử dụng để hấp thụ nhiệt độ và giảm nhiệt độ của động cơ, có vai trò truyền nhiệt năng từ động cơ ra ngoài thông qua quá trình tản nhiệt.
Khi sử dụng sản phẩm làm mát kém chất lượng, quá trình trao đổi nhiệt diễn ra không tốt sẽ gây ra hiện tượng nhiệt độ trong động cơ sẽ tăng cao và làm hại cho các bộ phận của động cơ như: vòng bi, xi lanh, piston, van, buồng đốt và các bộ phận khác. Ngoài ra khi sử dụng dung dịch nước làm mát kém chất lượng về lâu dài sẽ làm hoen rỉ các chi tiết động cơ, thậm chí làm thủng két nước.
Vậy nên mua dung dịch làm mát ô tô nào? Dưới đây sẽ là các loại dung dịch làm mát ô tô nên mua. Mời các bạn tham khảo.
Phân loại dung dịch nước làm mát.
Có ba công nghệ để sản xuất nước làm mát: gốc vô cơ IAT, gốc hữu cơ OAT và một công nghệ kết hợp giữa vô cơ và hữu cơ là HOAT.
Gốc vô cơ IAT.
Công nghệ vô cơ IAT là công nghệ sử dụng muối pha với nước cất để hạ điểm đóng băng. Để tránh bị rỉ thiết bị thì không pha muối ăn NaCl mà dùng muối thủy tinh lỏng hay còn gọi là silicate Na2SiO3. Công nghệ này rẻ tiền nhất vì silicate giá thành rẻ. Tuy nhiên nó có 2 nhược điểm là tuổi thọ dung dịch ngắn và tỷ trọng dung dịch nặng hơn nước làm vòng tuần hoàn của dung dịch chậm dẫn đến hiệu suất tản nhiệt chậm hơn. Dung dịch muối silicate rẻ tiền nhưng sau khi vận hành 2 năm lại bị tách lớp đóng bùn nên phải xả thải vệ sinh loại toàn bộ hệ thống làm mát và thay thế dung dịch mới dẫn đến cho phí bảo dưỡng tăng, nếu sử dụng sản phẩm nước làm mát gốc vô cơ người dụng cần lưu ý chu kỳ thay thế nước làm mát.
Gốc hữu cơ OAT.
Công nghệ hữu cơ OAT là công nghệ sử dụng Ethylene GLycol (EG) hoặc Propylene GLycol (PG) pha với nước cất để làm hạ điểm đóng băng của nước xuống nhiệt độ âm. Công nghệ OAT dung dịch nước làm mát có tỷ trọng thấp nên nước tuần hoàn nhanh dẫn đến hiệu suất trao đổi nhiệt cao. Công nghệ OAT cho dung dịch nước làm mát bền, tuổi thọ sử dụng trên 5 năm.
Công nghệ kết hợp giữa vô cơ và hữu cơ là HOAT.
Công nghệ lai hỗn hợp Vô cơ – hữu cơ HOAT là dung dịch vừa pha Silicate vừa pha PG hoặc EG. Tên thương mại hay được gọi là Si-OAT. Công nghệ lai có giá thành trung bình, hiệu suất truyền nhiệt ở giữa hai công nghệ kể trên và tuổi thọ vận hành ở mức bình quân, thời gian sử dụng khoảng 3 năm.
Đo tỷ trọng của silicate ( công nghệ vô cơ IAT) cao – gần 1.4 cao hơn PG hay EG ( công nghệ OAT) – gần 1.1. Ở tỉ trọng cao, khả năng tuần hoàn của nước làm mát vô cơ trong hệ thống làm mát động cơ giảm đi dẫn đến hiệu suất trao đổi nhiệt kém hơn nước làm mát hữu cơ nên sẽ làm nóng máy hơn.