Dung dịch xử lý khí thải AdBlue là gì ?

Dung dịch xử lý khí thải AdBlue là gì ?

Dung dịch AdBlue là chất xúc tác sử dụng cho động cơ diesel có trang bị hệ thống xử lý khí thải SCR. Sau đây BlueOne chúng tôi sẽ giúp khách hàng tìm hiểu rõ hơn về động cơ diesel SCR sử dụng dung dịch AdBlue cùng vấn đề liên quan.

Cách nhận biết 1 chiếc xe đang sử dụng AdBlue.

  • Bạn sẽ tìm thấy một bình chứa có nắp màu xanh, trên nắp có các ký hiệu AdBlue /DEF/ Urea trên các phương tiện được trang bị hệ thống xử lý khí thải SCR, trên một số xe siêu trường siêu trọng thậm chí còn được trang bị 2 bình chứa này.
Bình chứa dung dịch AdBlue trên xe đầu kéo Howo

Xem thêm: Tại đây

AdBlue là gì?

Dung dịch AdBlue được các bác tài hay gọi là “nước ure”. AdBlue là thương hiệu đã được đăng ký bởi hiệp hội ô tô Đức – VDA (The German Association of the Automotive Industry), sản phẩm này là  hợp chất Ure 32,5% là chất xúc tác sử dụng cho bộ xử lý khí thải SCR được trang bị trên xe nhằm giảm Oxit Nitơ thải ra từ các động cơ diesel.

AdBlue là dung dịch ure có độ tinh khiết cao, đã được loại bỏ tạp chất và các kim loại nặng một cách tuyệt đối. AdBlue không độc hại, không cháy nổ và không gây hại đến môi trường. AdBlue không nguy hiểm nên được không được xếp loại hóa chất nguy hiểm và được phép vận chuyển tự do. AdBlue không phải là nhiên liệu, cũng không phải phụ gia nhiên liệu. Do tính chất ăn mòn kim loại nên dung dịch AdBlue cần phải được lưu trữ trong một bồn chứa chuyên dụng được thiết kế sẵn trên xe.  Cách châm (đổ) AdBlue tương tự như việc tiếp nhiên liệu diesel/xăng. Nếu dung dịch AdBlue tiếp xúc với da tay chỉ cần rửa qua bằng nước.

*AdBlue® còn được biết đến cái tên dung dịch DEF (Diesel exhaust fluid)

Tại sao xe lại cần dung dịch xử lý khí thải AdBlue®?

Để giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, chính phủ Việt Nam đã áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 từ năm 2018 và tiêu chuẩn khí thải Euro 5 từ năm 2022 đối với tất cả xe lắp ráp trong nước và nhập khẩu. Để đáp ứng được yêu cầu này trên, các phương tiện vận tải được sản xuất và nhập khẩu sau các mốc thời gian trên, cần được bổ sung thêm các bộ phận xử lý khí thải nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải mới, trong đó công nghệ SCR được áp dụng trên hầu hết xe chở khách và xe tải nặng tại nước ta.

Xe tải SCR
Xe tải nhập khẩu từ Trung Quốc có trang bị hệ thống SCR

Công nghệ SCR (Xúc tác chọn lọc) là một phương pháp cực kỳ hiệu quả để giúp động cơ diesel đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải Euro 6. Hệ thống xử lý khí thải SCR  được nhiều nhà sản xuất ô tô sử dụng: Audi, BMW, Volkswagen và Mercedes, Ford, …. Mercedes có dòng động cơ BlueTEC hay Citroen là BlueHDi đều sử dụng công nghệ SCR dùng kèm với dung dịch Adblue.

AdBlue® hoạt động như thế nào?

adblue hoạt động như thế nào

AdBlue là chất lỏng không độc, không màu với 2 thành phần chính là: nước cất và urea tinh khiết. Để đạt tiêu chuẩn Euro 6, những chiếc xe chạy bằng dầu diesel gần đây sử dụng công nghệ SCR dùng kèm với dung dịch AdBlue để xử lý khí thải của xe. Dung dịch Ure thông qua phản ứng hóa học xảy ra trong bộ SCR đã chuyển hóa khí độc hại Nitơ oxit (NOx) thành khí nitơ (N2) và nước (H2O) nên hai chất này thân thiệt với môi trường và con người.

Công nghệ này đã được sử dụng trong xe buýt và xe tải nặng trong một thời gian dài.

Xe của bạn có cần sử dụng AdBlue không ?

Xe của bạn có cần sử dụng Adblue không ?

Công nghệ SCR với dung dịch AdBlue ngày càng trở nên phổ biến. Nếu xe của bạn sử dụng nhiên liệu diesel được sản xuất từ 2018 về sau có thể xe của bạn đã có công nghệ SCR sử dụng dung dịch AdBlue. Sau một thời gian bán sản phẩm này, chúng tôi gặp nhiều trường hợp khách hàng không biết trên xe của mình có trang bị SCR cho đến khi có đèn xuất hiện cảnh báo lượng AdBlue có trong bình  xuống thấp cần phải bổ sung thêm.

Bình chứa AdBlue nằm cạnh bình dầu diesle trên xe Ford Everest 2023

Để biết trên xe mình có sử dụng AdBlue hay không, bạn nên xem sách hướng dẫn sử dụng hoặc kiểm tra xem trên xe có được trang bị một bình chứa có nắp màu xanh đồng thời có in các ký hiệu như AdBlue, DEF hoặc Urea. Thông thường nắp AdBlue nằm cạnh hoặc bình dầu diesel đối với xe tải, nằm dưới lốp dự phòng đối với xe du lịch.  

Làm thế nào để nạp AdBlue vào bình chứa trên xe?

Nếu bạn sắp có một chuyến đi dài và không chắc về việc dung được AdBlue trên xe đã hết hay chưa? Bạn hãy tiến hành kiểm tra và tránh tình trạng AdBlue bị cạn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hành trình của bạn, một số dòng xe không thể nổ máy khí hết dung dịch AdBlue.

Việc nạp AdBlue khá đơn giản. Tốt nhất bạn nên tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe của bạn, nhưng thông thường bạn chỉ cần mở nắp bình chứa dung dịch AdBlue. Sau đó rót dung dịch AdBlue vào bình chứa. Trong trường hợp bình chứa khó tiếp cận việc rót này cần sử dụng một vòi rót. Thông thường nhà sản xuất AdBlue thường cung cấp vòi rót này kèm theo. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cho quá trình đổ AdBlue đồng thời tránh bị tràn ra ngoài.

Mặc dù không độc, AdBlue có tính ăn mòn và có thể gây kích ứng da, mắt và phổi,… Do đó rửa tay sau khi làm tiếp xúc với dung dịch AdBlue và rửa sạch xe nếu dung dịch AdBlue bị tràn lên xe của bạn.

Định mức tiêu hao của AdBlue?

Mỗi loại phương tiện sẽ có mức tiêu hao khác nhau, trung bình từ 4-5% so với tiêu hao nhiên liệu. Với mức tiêu hao này, bạn nên có kế hoạch tích trữ dự phòng dung dịch AdBlue trước mỗi chuyến đi nếu khu vực bạn sắp tới không có cửa hàng cung cấp sản phẩm này.

Có nên dự trữ dung dịch xử lý khí thải AdBlue trong cốp xe?

Có nên dự trữ dung dịch xử lý khí thải AdBlue trong cốp xe ?

Dung dịch AdBlue được khuyến nghị lưu trữ nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, có hạn sử dụng khoảng 12 tháng. Bạn hoàn toàn có thế lưu trữ AdBlue trong nhà kho. Khi bạn mở nắp một bình AdBlue mới nhưng sử dụng không hết bạn không nên để phần dư này quá lâu vì sau khí tiếp xúc với không khí có thể đã làm biến đổi tính chất của dung dịch. Việc dự trữ một bình AdBlue thường không được khuyến khích do có thể xảy ra tình trạng nhiệt độ trong xe tăng cao khi đậu ngoài trời nắng làm hỏng dung dịch AdBlue. Ngoài ra còn có khả năng rò rỉ làm dung dịch chảy tràn lên xe điều này gây ra hiện tượng ăn mòn kim loại và hư hỏng bề mặt sơn. Do đó bạn chỉ nên dự trữ AdBlue trong cốp xe trong trường hợp rất cần thiết và hãy để ý đến nó. 

Giá dung dịch xử lý khí thải AdBlue bao nhiêu tiền?

Hiện nay, giá AdBlue dao động từ 15.000-25.000VNĐ/l tùy theo nguồn gốc xuất xứ và chất lượng. Mỗi nhà sản xuất sẽ có tiêu chuẩn sản xuất khác nhau. Với công nghệ sản xuất thô sơ, mức độ tinh khiết của dung dịch urea không được đảm bảo. Dư lượng kim loại nặng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống SCR và động cơ. Vì thế hãy lựa chọn nhà sản xuất uy tín để đảm bảo độ bền tối đa cho động cơ.

Xem thêm: Dung dịch xử lý khí thải