Động cơ diesel Euro 5 và bộ lọc khí thải DPF

Những điều cần biết về động cơ diesel và bộ lọc khí thải DPF

Nếu sở hữu một chiếc ô tô chạy bằng động cơ diesel tiêu chuẩn khí thải Euro 4 hoặc 5, Động cơ này có thể được trang bị bộ lọc khí thải DPF tuy nhiên có thể bạn chưa biết chính xác đây là gì hoặc cách bảo dưỡng DPF như thế nào?

Bộ lọc khí thải DPF được trang bị trên hầu hết các động cơ diesel tiêu chuẩn khí thải Euro 4, 5 và 6, nếu bộ phận này không được bảo dưỡng hoặc bị can thiệp  có thể ảnh hưởng đến quá trình vận hành của xe và gây ra các hư hỏng đáng tiếc.

bộ lọc khí thải dpf

Chúng ta cùng tìm hiểu DPF là gì? Tại sao cần DPF và cách sử dụng và bảo trì bầu lọc khí thải DPF nhé.

DPF ( Diesel Particulate Filter) là gì?

Bộ lọc DPF đóng vai trò thu và lưu trữ bồ hóng phát ra từ khí thải (một số người gọi chúng là tàn ong) nhằm giảm lượng bụi phát ra môi trường của động cơ diesel.

Nhưng vì kích thước của DPF hữu hạn, việc tích tụ bồ hóng trong DPF dần dần sẽ làm DPF bị tắc nghẽn nên nó cần phải được vệ sinh hoặc ‘đốt cháy’ định kỳ để tái tạo DPF.

Quá trình tái sinh DPF này nhằm đốt cháy sạch muội than dư thừa tích tụ trong bộ lọc, giảm lượng khí thải độc hại và giúp ngăn khói đen mà bạn thường thấy từ các phương tiện chạy bằng động cơ diesel, đặc biệt là khi tăng tốc.

Tiêu chuẩn Euro 5 được áp dụng tại Việt Nam từ năm 2022 là nổ lực của chính phủ để giảm lượng khí thải CO2 của ô tô ra môi trường, nên việc lắp thêm DPF trở thành bắt buộc trên các phương tiện diesel. 

Làm cách nào để nhận biết bộ lọc hạt diesel của tôi có bị tắc hay không?

Nếu DPF bị tắc do muội than hoặc các lỗi liên quan đến hệ thống này, đèn màu cam thường sẽ xuất hiện trên bảng điều khiển như hình bên dưới.

Đèn cảnh báo lỗi bộ lọc DPF
Đèn cảnh báo lỗi bộ lọc DPF

Hình dáng đèn báo lỗi này có thể khác nhau một chút tùy theo nhà sản xuất – bạn hãy kiểm tra sổ tay hướng dẫn sử dụng để biết thêm thông tin.

Điều gì gây ra hiện tượng tắc nghẽn bộ lọc DPF?

Vận hành phương tiện với cự ly ngắn và vận tốc thấp là nguyên nhân chính khiến DPF tắc. Đây là lý do tại sao các nhà sản xuất ô tô thường chế tạo phiên bản xe dành cho đô thị là động cơ xăng thay vì động cơ diesel. 

Điều quan trọng là bạn cần sử dụng đúng loại dầu và nhớt động cơ mà nhà sản xuất phương tiện đề xuất – loại dầu không phù hợp có thể làm quá trình tắc nghẽn này xảy ra nhanh hơn bình thường.

Nguyên nhân thứ ba, xe không được bảo dưỡng định kỳ đúng cách.

Hiệu chỉnh công suất động cơ khiến nó hoạt động ở tình trạng quá tải cũng là nguyên nhân gây ra hư hỏng DPF. 

Thay đổi công suất động cơ khác với thiết kế ban đầu cũng có thể làm hỏng bộ DPF.

Làm cách nào để duy trì hoặt động của bộ lọc DPF?

Cách tốt nhất để duy trì hoặt đồng bình thường DPF là đảm bảo rằng nó có thể tự phục hồi khi đầy bồ hóng (khi đèn cảnh báo xuất hiện).

Có hai loại tái sinh DPF: thụ động và chủ động.

Tái sinh thụ động: 

Tái tạo thụ động xảy ra khi xe chạy với tốc độ cao và hành trình dài trên đường cao tốc, điều này cho phép nhiệt độ khí thải tăng lên cao và chính nhiệt độ này giúp đốt cháy sạch muội than dư thừa trong bộ lọc. Vì vậy, người lái xe nên thường xuyên cho xe chạy ở tốc độ ổn định từ 30 đến 50 phút trên đường cao tốc để giúp làm sạch bộ lọc.

Tuy nhiên, phương tiện nào cũng có thể vận hành thường xuyên trên đường cao tốc – đó là lý do tại sao các nhà sản xuất động cơ đã thiết kế một hình thức tái tạo DPF khác để thay thế.

Tái sinh chủ động: 

Tái tạo chủ động có nghĩa là ECU của xe sẽ điều khiển phun một lượng nhiên liệu bổ sung khi bộ lọc đạt đến giới hạn  tắc nghẽn định trước (thường là khoảng 45%) để tăng nhiệt độ khí thải và đốt cháy bồ hóng tích trữ.

Tuy nhiên, các vấn đề có thể xảy ra nếu quãng đường xe chạy quá ngắn, vì quá trình tái tạo chưa kịp hoàn thành. Trong trường hợp này, đèn cảnh báo sẽ tiếp tục sáng do bộ lọc vẫn bị nghẽn một phần.

Bạn có thể hoàn thành chu kỳ tái tạo và đèn cảnh báo sẽ bị tắt đi bằng cách lái xe trong 10 phút hoặc lâu hơn ở tốc độ lớn hơn 60km/giờ.

Bạn sẽ nhận biết liệu quá trình tái tạo chủ động đang xảy ra trên xe bằng các biểu hiện sau:

Quạt làm mát chạy ở tốc độ cao hơn bình thường.

Mức tiêu thụ nhiên liệu tăng nhẹ.

Tốc độ không tải tăng.

Vô hiệu hóa Stop/Start tự động.

Khí thải nóng hơn và nặng mùi hơn bình thường.

Tôi phải làm gì nếu quá trình tái tạo chủ động và thụ động đều không thành công?

Nếu đèn cảnh báo DPF trên xe bật sáng, đừng cố tiếp tục chạy xe quá lâu trước khi mang phương tiện đi kiểm tra. Việc cho xe chạy sau khi đèn cảnh báo lỗi DPF sáng có thể gây ra nhiều hư hỏng kéo theo chi phí sửa chữa rất lớn.

Việc DPF không thể tái tạo là nguyên nhân của các hiện tượng: làm tăng lượng khí thải, làm giảm hiệu suất động cơ, quá nhiệt, tăng tiêu hao nhiên liệu…

Lúc này bạn cần làm sạch DPF bằng hóa chất chuyên dung – quá trình này gọi là tái tạo cưỡng bức.

Phương pháp này thường có chi phí khoảng hơn 2 triệu đồng, phương pháp này rất hiệu quả để loại bỏ bồ hóng dư thừa và cho phép DPF hoạt động và tự động tái tạo sau này.

Quý khách hàng có thể tham khảo sản phẩm làm sạch DPF của BlueOne sau đây.

[ux_products style="normal" type="row" columns="1" ids="892"]

BlueOne DPF Cleaner & Activator

Là một sản phẩm hiệu quả để làm sạch và phục hồi bộ lọc khí thải DPF mà không cần tháo rời từng bộ phận. Khi hệ thống DPF hoạt động, sẽ đốt cháy các hạt bụi carbon, quá trình này tạo ra tro và tích tụ lâu ngày làm nghẽn bộ DPF, gây ra tình trạng động cơ suy giảm hiệu suất, tăng tiêu hao nhiên liệu.

BlueOne DPF Cleaner & Activator được đưa vào hệ thống bầu lọc khí thải DPF bằng bình phun sử dụng khí nén, dụng dịch này tương thích với tất cả các loại động cơ xăng và dầu tiêu chuẩn khí thải Euro 4,5,6 có trang bị DPF.

Xem chi tiết

Bộ lọc DPF các câu hỏi thường gặp:

Tôi có thể lái xe tiếp tục khi bật đèn cảnh báo DPF sáng không?

Không, bạn không thể lái xe khi đèn DPF (Bộ lọc hạt diesel) đang bật. Đèn DPF cho biết có vấn đề với hệ thống này, có thể dẫn đến tăng lượng khí thải và giảm hiệu suất động cơ. Ngoài ra, nó có thể khiến động cơ quá nóng và có khả năng dẫn đến các hư hỏng khác.

Nếu đèn DPF sáng, điều quan trọng nhất cần làm là đưa hệ thống đi kiểm tra và sửa chữa càng sớm càng tốt. Nguyên nhân của sự cố có thể đơn giản như bộ lọc bị tắc hoặc có thể do sự cố nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như cảm biến bị lỗi hoặc một bộ phần khác không hoặt động.

Làm thế nào để làm sạch DPF?

Bộ lọc (DPF) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống ống xả của xe, được thiết kế để giảm lượng bồ hóng và các hạt khác thải ra từ động cơ. Theo thời gian, DPF có thể bị tắc bởi các hạt này, điều này có thể gây ra các vấn đề về hiệu suất của động cơ và thậm chí làm hỏng chính bộ lọc này. Tuy nhiên, có một số cách để làm sạch DPF nhằm duy trì hiệu suất cho xe của bạn.

Phương pháp phổ biến nhất để làm sạch DPF là thông qua một quá trình gọi là tái tạo. Tái tạo là một quá trình điều khiển động cơ từ ECU, khi đó động cơ chạy ở nhiệt độ cao nhằm đốt cháy các hạt bị mắc kẹt trong bộ lọc. Quá trình này thường được xe thực hiện tự động, nhưng cũng có thể được thực hiện thủ công.

Một cách khác để làm sạch DPF là thông qua một quy trình gọi là tái tạo cưỡng bức. Trong quá trình này thường sử dụng hóa chất chuyên dung để làm sạch DPF.

Cuối cùng, khi các cách trên đều không thành công lúc này cần phải thay thế bộ lọc DPF mới. Quá trình này bao gồm việc tháo bộ lọc cũ, làm sạch bầu chưa và sau đó thay bộ lọc mới. Đây là cách tốn kém nhất, nhưng là cần thiết nếu bộ lọc bị hỏng hoặc bị tắc không thể sửa chữa.

Tại sao đèn DPF vẫn tiếp tục sáng sau khi đã thực hiện các bước làm sạch?

Có một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc này, bao gồm dầu động cơ nhiễm bẩn, rò rỉ khí thải, lỗi cảm biển áp suất của DPF, dây nối cảm biến bị đựt hoặc chập hay đơn giản là do DPF đã hết tuổi thọ không thể phục hồi.

Trong mọi trường hợp, nếu đèn DPF tiếp tục sáng, điều quan trọng là bạn phải đưa xe của mình đi kiểm tra tại các gara để tìm nguyên nhân chính xác nhất.

Tôi có thể tự làm sạch bộ lọc DPF không?

Câu trả lời là CÓ, khi bạn được trang bị một số dụng cụ chuyên dụng và có kiến thức nhất định về sửa chữa ô tô.

Chi tiết thực hiện bạn có thể xem video dưới đây: